Chọn trang

Việc thẩm định dự toán xây dựng được thực hiện như thế nào?

Việc thẩm định dự toán xây dựng được thực hiện như thế nào?

Việc thẩm định dự toán xây dựng được thực hiện như thế nào?

I. KHÁI NIỆM THẨM ĐỊNH, THẨM TRA

Theo Khoản 36, 37 Điều 3 Giải thích từ ngữ của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13:

Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt.
Thẩm tra là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn của tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho công tác thẩm định.

II. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG

Theo Khoản 2, Điều 10 Nghị định số 68/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Nội dung thẩm định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán xây dựng gói thầu xây dựng gồm:
– Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp của các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng;
– Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị trong dự toán so với khối lượng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng, công nghệ;
– Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng định mức, giá xây dựng của công trình và quy định khác có liên quan trong việc xác định các khoản mục chi phí của dự toán;
Xác định giá trị dự toán sau thẩm định. Đánh giá mức độ tăng, giảm của các khoản mục chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định.

III. BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH / THẨM TRA DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Trong nội dung công việc không nói bạn phải viết báo cáo. Nhưng để thể hiện công việc thẩm định dự toán mình làm bạn sẽ phải thực hiện 1 công việc khá là “ngại”, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và cách hành văn. Đó là: Viết báo cáo thẩm định.

Rất may, tôi xin chia sẻ với các bạn mới làm 1 kinh nghiệm thẩm định / thẩm tra như sau:

Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng có Phụ lục 10.2. Phụ lục 10.2 là mẫu báo cáo kết quả thẩm định / thẩm tra dự toán xây dựng công trình. Bạn cứ lấy mẫu báo cáo đó ra, đưa các nội dung của bạn vào mà tôi gọi là “điền vào chỗ trống”. Điền hết được vào chỗ trống là bạn đã đạt được đến 80-90% công việc rồi, xuất dự thảo cho Sếp, Chủ đầu tư và các bên đọc họ góp ý và bạn hoàn thiện nữa là ngon lành.

  • Đầu tiên bạn nên chuẩn bị 1 file Word mẫu báo cáo kết quả thẩm định / thẩm tra dự toán chuẩn Styles GXD
  • Điền tên đơn vị Thẩm định / thẩm tra, về việc, công trình, địa điểm, nơi nhận… tức là các thông tin chung
  • Sau đó bạn thực hiện các công việc theo nội dung thẩm định nói ở trên. Khi này là bạn làm việc với phần mềm Dự toán GXD, phần mềm Excel để lọc, xử lý số liệu, tính toán, kiểm tra định mức, đơn giá, tính kiểm tra khối lượng
  • Đến đâu có vấn đề gì bạn chú ý mở file Word lên viết luôn các vấn đề đó vào báo cáo. Bởi để đến cuối mới viết thì có thể bạn quên mất, hoặc phải hình dung để nhớ lại viết báo cáo rất là khổ sở. Đến cuối bạn chỉ hoàn thiện thêm 1 chút là xong báo cáo thẩm định.
  • Bạn lưu ý là: Phần mềm Dự toán GXD được tôi và nhân viên sử dụng nhiều khi làm công tác thẩm tra dự toán tại Viện Kinh tế xây dựng. Các nhân viên Công ty Giá Xây Dựng cũng sử dụng để thẩm tra rất nhiều công trình rồi. Kết quả luôn rất chất lượng, chính xác, đạt hiệu quả cao và được Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế đánh giá cao. Lưu ý là: về lâu dài để bảo vệ kết quả thẩm định / thẩm tra trước cấp trên, các bên hữu quan và kiểm toán mới là quan trọng. Khi đó mới thấy file Dự toán GXD có ưu thế tốt như nào.

IV. PHẦN MỀM DỰ TOÁN GXD CÓ CHỨC NĂNG HỖ TRỢ THẨM ĐỊNH / THẨM TRA RẤT HAY

Do làm nhiều công việc thẩm tra dự toán tại đơn vị hàng đầu Việt Nam là Viện Kinh tế xây dựng, nên tôi nắm bắt và nhiều kinh nghiệm về thẩm định / thẩm tra dự toán. Khi xây dựng phần mềm Dự toán GXD tôi đã cố gắng đưa nhiều sự bọc lót chắc chắn về pháp lý vào phần mềm, đây là điều mà những người ít kinh nghiệm sẽ khó có thể hiểu được giá trị. Chỉ khi va chạm với các cuộc họp bảo vệ kết quả thẩm định / thẩm tra bạn mới thấy những vấn đề giá trị đó. Khi đọc được điều này thì bạn đã biết, bạn nên tận dụng những điều đó ở phần mềm Dự toán GXD. Nội dung thì rất nhiều, tôi sẽ chia sẻ dần ở những bài khác. Mời các bạn thử tham khảo 1 video từ cách đây rất lâu, vẫn còn nguyên nhiều giá trị, bây giờ thì phần mềm Dự toán GXD đã cải tiến thêm rất nhiều rồi.

IV. THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình, quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Các nội dung của bài tôi sẽ có các cập nhật, chia sẻ thêm sau. Các bạn chú ý quay lại bài này cập nhật nhé.

Chia sẻ của Ths Nguyễn Thế Anh, nguyên giám đốc Trung tâm thông tin, Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng, admin diễn đàn giaxaydung.vn – chuyên gia đã thẩm định / thẩm tra hàng ngàn công trình lớn nhỏ trên phạm vi cả nước.

Thông tin về các Tác giả